Chân tầng ong là gì?

Tầng chân ong nhân tạo giúp ong tiết kiệm được sáp ong, thời giạn xây tổ. Hơn nữa ong xây tổ trên cơ sở tầng chân in sẵn thì các hàng trên tầng vuông vắn, thẳng hàng rất thuận cho kiểm tra đàn ong.

Chân tầng là một tấm sáp mỏng mà hai mặt được in những ô hình 6 cạnh có kích thước như lỗ của tổ ong tự nhiên. Những ô hình ấy chỉ có gờ để ong tiếp tục xây cao lên thành lỗ tổ ong, gờ ấy như là những chân của thành lỗ nên được gọi là chân tầng. Tầng chân nhân tạo sẽ góp cho ong tiết kiệm được sáp ong, thời giạn xây tổ. Hơn nữa ong xây tổ trên cơ sở tầng chân in sẵn thì các hàng 10 trên tầng vuông vắn, thẳng hàng rất thuận cho kiểm tra đàn ong.

Muốn ong xây tổ vào chân tầng, phải gắn chân tầng vào cầu ong. Cách gắn chân tầng vào cầu ong rất đơn giản. Người ta đặt khung cầu đã được căng dây thép đè lên tấm chân tầng đã đặt lên một tấm ván phẳng làm sao vừa khít với thành cầu, hoặc cách đều các thành cầu. Sau đó dùng mỏ hàn điện (hoặc mỏ hàn đốt than) đè lên dây thép làm cho dây thép nóng lên, sáp sẽ chảy ra và dây thép vừa ấn lọt vào trong tầng chân là được. Dùng sáp đã nóng chảy đựng trong ấm rót vào mép trên chân tầng để găn chặt tầng vào khung cầu. Cũng có thể dùng sáp cắt thành thỏi dài đặt dọc theo mép chân tầng trên rồi dùng mỏ hàn để hàn chân tầng vào xà trên của khung cầu. Làm xong, để nguội là ta có một cầu ong đã gắn chân tầng có thể đặt vào tổ cho ong xây tầng.

Tầng ong tự nhiên do ong thợ tự xây và tầng ong nhân tạo do có bàn tay con người tham gia vào đều hoàn toàn giống nhau về kích thước các lỗ tầng, chất lượng (đều là từ sáp ong). Bởi vì nếu tầng ong nhân tạo mà làm khác đi thì con ong không tiếp nhận.

Nói là tầng ong nhân tạo, nhưng thực ra không phải nhân tạo cả, người nuôi ong chỉ tạo ra phần chân tầng bằng nguyên liệu sáp ong. Khi đặt chân tầng vào tổ ong thì ong thợ tiếp tục xây phần tiếp theo tạo thành độ sâu của lỗ tầng và hình thành tầng ong hoàn chỉnh. Như vậy là ong chỉ tiếp nhận phần chân tầng nên không có gì khó khăn, con ong vẫn tự xây lấy phần lỗ tầng cho mình. Ong xây tổ trên chân tầng nhân tạo rất đều và ít lỗ ong đực hơn tầng ong tự nhiên. Hơn nữa tầng chân nhân tạo được cán ép sáp ong bằng máy, in lỗ chân bằng máy nên tạo ra tầng chân rất chắc chắn, dày và liền hơn, thuận tiện cho việc quay ly tâm để thu mật. Tầng ong tự nhiên khi quay ly tâm xong thường không nguyên vẹn vì tầng chân mỏng và mềm hơn.

Khi chọn tầng chân không để gắn vào cầu, đặt vào tổ ong cần chú ý mấy điểm sau đây để đảm bảo chất lượng của chân tầng:

-      Màu sáp chân tầng phải vàng sáng đều, không có các điểm lốm đốm do sáp in chân tầng có nhiều tạp chất.

-      Các ô của chân tầng phải đều nhau, sắp xếp ngay ngắn, thẳng hàng.         

-       Kích thước lỗ chân tầng phải phù hợp với tiêu chuẩn chân tầng của ong. Ong Ý thì lỗ chân tầng lớn hơn ong nội.

-       Không dùng chân tầng đã để lâu ngày, chất lượng kém, giòn, dễ gãy.

Dùng tầng chân nhân tạo để ong tiếp tục xây tầng sẽ tiết kiệm được thời gian cho ong, đàn ong phát triển nhanh do xây nhanh tầng và tiết kiệm sáp cho ong để xây được nhiều tầng, từ đó mà tiết kiệm được thức ăn cho ong đực vào các ô dự trữ, tăng sản phẩm mật ong cho người thu hoạch.

 (Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.-Đăng ký cá biệt: VB20103071)

DOCTORBEES chuyên phân phối các sản phẩm về ong, mật ong, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong, nến sáp ong tại Việt Nam: 

DOCTORBEES TIMES CITY 

TN-K1 TTTM TIMES CITY, 458 MINH KHAI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI 

Hotline: 0911876668                   Website: doctorbees.vn