Vai trò của các loại ong trong đàn ong mật

Trong tổ ong có 3 loại ong chính: ong chúa, ong thợ và ong đực. Ong chúa chỉ ở trong tổ, rất ít khi đi ra ngoài, trừ những ngày ra để thụ tinh hoặc ra để bốc bay. Ong đực chỉ có ăn chơi, đi ra đi vào

Vai trò của ong thợ (worker) trong tổ ong mậtImage result for queen worker drone | Drone, Bee, Image

Ong thợ đã dành toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi của mình (30 - 50 ngày) để làm việc cho sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Hầu như mọi công việc trong tổ đều do ong thợ đảm nhiệm. Ong thợ sau khi nở được 3 ngày đã bắt đầu làm việc cho đến khi tự đi tìm chỗ để chết ngoài tổ ong. Những nhiệm vụ đó là:

 

Đi tìm nguồn hoa, nguồn mật và nước rồi bay về báo cho cả đàn biết để đi lấy.

Nuôi ong chúa và nuôi ấu trùng: Hàng ngày lớp ong thợ từ 3 - 5 ngày tuổi chuyên cho ấu trùng ăn và lớp 6 - 9 ngày tuổi thì cho chúa ăn. Người ta tính: trong 6 ngày ong thợ tới thăm và chăm nom ấu trùng 8000 lần.

Ong mật bảo vệ đàn, canh gác cửa tổ và sẵn sàng xông trận khi có kẻ địch xâm nhập vào tổ. Đó là nhiệm vụ những con ong thợ khoẻ, trên 25 ngày tuổi.

Tạo ra sáp ong và xây lỗ hình khối 6 cạnh trên cầu ong (việc sản xuất ra sáp ong thuộc nhiệm vụ của ong thợ 12-18 ngày tuổi và nó chỉ xây cầu khi đàn ong có chúa). Khi nguồn mật phong phú, một đàn ong mạnh có thể xây được 2-3 vạn lỗ tầng ong hoàn chỉnh trong một ngày đêm. Bình thường một mùa hè đàn ong có thể sản xuất ra 3 - 3,5 kg sáp ong.

Ong chúa sau khi đã giao phối về tổ thì không bay ra ngoài nữa và được ong thợ chăm sóc rất chu đáo như: rửa mặt, chải lông, hót phân chúa đưa ra ngoài tổ và nuôi chúa bằng thứ sữa đặc biệt từ trong tuyến sữa của chúng.

Đi lấy phấn hoa và mật hoa mang về tổ.

Chế biến thức ăn cho ấu trùng và chế biến mật ong thành thức ăn dự trữ cho đàn mà con người đã lấy phần mật dự trữ này là sản phẩm mật ong.

Đảm bảo cho tổ ong sạch sẽ lý tưởng: làm vệ sinh trong tổ ong, phân chúa, rác bẩn đưa ra ngoài.

Điều hoà nhiệt độ, tạo không khí trong sạch và mát mẻ trong tổ.

2. Vai trò và nhiệm vụ của ong đực (drone) trong đàn như thế nào?

Nhiệm vụ duy nhất của ong đực là giao phối với ong chúa. Trong đàn, ong đực chẳng làm việc gì cả, chỉ đi ra đi vào, đôi khi bay đi chơi quanh tổ hoặc bay đuổi theo các ong chúa để giao phối. Ong đực không có bộ phận lấy phấn hoa, miệng ong đực không thích nghi với hút mật, vì vậy ong đực được ong thợ nuôi cho ăn. Khi trong tổ thiếu thức ăn (vào mùa đông) ong đực bị ong thợ đuổi ra ngoài tổ rồi chết đói hoặc chết rét.

Tuy nhiên khi một đàn ong mạnh, số quân nhiều, ong thợ chuyên lo đi lấy phấn, lấy mật thì ong đực có vai trò điều hoà nhit độ trong tổ để cho ấu trùng nở. Có người nuôi ong cho rằng ong đực không làm mà lại ăn mạnh thì nên giết ong đực đi có lợi hơn. Nhưng theo A. Zubarev (Nga) thì nên cứ để cho đàn ong tự lựa chọn, khi nào thấy không cần thiết nữa thì ong thợ sẽ tự đuổi ong đực ra và tiêu diệt.

Về quan hệ sinh học trong tổ ong, người nuôi ong không nên tác động thô bạo với đàn. Chừng mực nào đó khi ta giết ong đực đi sẽ làm thay đổi sự cân bằng các điều kiện của đàn và cũng chừng mực ấy ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của đàn.

Hơn nữa để giao phối với ong chúa, đàn ong cần một số lượng ong đực nhất định: trong cả bầy cũng chỉ có 7 - 10 con ong đực giao phối được thì số lượng ong đực trong đàn có vai trò chọn lọc tự nhiên để tăng cường sức sống của đàn ong.

3. Vai trò và nhiệm vụ của ong chúa (queen bee) trong đàn ong như thế nào?

Ong chúa có vai trò quyết định sự tồn tại phát triển của đàn ong. Một đàn ong mất chúa, bầy ong thợ sẽ nhốn nháo, lo sợ chạy khắp tổ, nếu không có cách nào để có chúa mới thì đàn ong sẽ tạm lụi dần và đi đến tiêu diệt.

Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng đã giao phối vào các lỗ cầu ong. Mỗi ngày nó đẻ đến 800 trứng (ong Ý có thể đẻ 1000 - 2000 trứng) và các trứng đó sẽ nở ra ong thợ. Ong chúa cũng đẻ ra những trứng không được giao phối và các trứng này lại nở ra những con ong đực.

Ong chúa có nhiệm vụ điều khiển đàn ong, nhất là ong thợ. Ong chúa tác động đến ong thợ bằng chất nội tiết axid trans - 9 - oxo - deca - enolic (theo tiến sĩ Butler người Anh) nhằm:

-     Thu hút ong thợ chung quanh mình.

-       Ngăn cản không cho ong thợ xây mũ chúa linh tinh, tuỳ tiện.

-     Ngăn cản buồng trứng ong thợ phát triển để không cho ong thợ đẻ trứng.

-      Kích thích ong thợ xây tầng lỗ để ong chúa có nơi đẻ trứng.

Người nuôi ong muốn có đàn ong mạnh, cho năng suất mật cao phải luôn quan tâm đến ong chúa. Mặc dầu ong chúa có thể sống đến 6 năm, nhưng chỉ đẻ trứng tốt năm đầu, từ năm thứ 2 người nuôi ong phải theo dõi và thay chúa mới cho đàn ong.

(Nguồn: Một trăm câu hỏi đáp nuôi ong lấy mật/ Phan Đức Nghiệm.-H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2010.- 136tr., 19cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103071)

DOCTORBEES chuyên phân phối các sản phẩm về ong, mật ong, sữa ong chúa, keo ong Hàn Quốc Unique Propolis, sáp ong, nến sáp ong tại Việt Nam: 

DOCTORBEES TIMES CITY 

TN-K1 TTTM TIMES CITY, 458 MINH KHAI, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI 

Hotline: 0911876668                   Website: doctorbees.vn